menu

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

LỢI ÍCH KHI DÙNG MÁY RỬA CHÉN BÁT

Như nhiều người vẫn nghĩ rằng rửa bát bằng tay nhìn trực tiếp được vết bẩn bằng mắt được, còn có thể làm sạch được luôn, còn với các ngóc ngách như đáy bát chén đĩa thì làm sao máy có thể làm được?
Trong cuộc nghiên cứu của University of Louisville School of Medicine người ta đã tìm thấy 16000 vi khuẩn trên 1 cái bát đĩa được rửa bằng tay. Trong khi số lượng vi khuẩn trung bình mà họ đếm được trên 1 cái đĩa được rửa bằng mát ít hơn 390 số lượng vi khuẩn trung bình mà họ đếm được trên 1 cái đĩa được rửa bằng tay

Lợi ích của máy rửa chén

Không tiêu tốn nhiều điện năng
Thí nghiệm cũng cho thấy điện năng tiêu thụ tỷ lệ thuận với số lượng và kích thước của chén đĩa cần làm sạch.Kiểm tra về điện năng trong quá trình thử nghiệm, ba dòng máy rửa bát có mức tiêu thụ khoảng 1 kWh, còn các dòng máy để bàn hoặc loại âm tủ chỉ tiêu thụ từ 0,3 đến 0,5 số điện. Mức tiêu thụ này được xem là hợp lý và thấp hơn nhiều so với các thiết bị gia dụng khác trong gia đình.

Đảm bảo sức khỏe
Để xác thực quan điểm trên, hai bộ đồ ăn vừa được rửa bằng tay và bằng máy để trong cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm sau 24 giờ được đem đi kiểm tra vệ sinh. Kết quả cho thấy bộ đồ ăn được rửa bằng tay chứa nhiều vi khuẩn đáng kể hơn so với mẫu rửa bằng máy. Nguyên nhân một phần đến từ giẻ rửa bát, do một phần vi khuẩn được truyền lại cho chính bát đĩa trong quá trình vệ sinh. Trong khi đó,máy rửa chén trong quá trình làm sạch đã qua một lần khử trùng nhờ nhiệt độ cao.Trong thực tế, việc rửa bát đĩa bằng tay ngoài việc tiêu tốn khá nhiều nước do phải tráng rửa nhiều lần còn mang tới những rủi ro âm thầm về sức khỏe. Nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và mầm bệnh nhất chính là các loại khăn, giẻ rửa bát bởi thường khó có thể làm sạch chúng hoàn toàn sau khi sử dụng.
Ngoài ra, các loại chất tẩy rửa nếu tiếp xúc trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng không tốt tới da tay và sức khỏe.
Tiết kiệm thời gian
Nếu chu kỳ này được kéo dài 50 năm, từ lúc bắt đầu có thể rửa bát từ 10 tuổi tới năm 60 tuổi, tương đương với việc một người trong đời đã dùng hết 192 ngày chỉ làm bạn với chén đĩa bẩn. Đây cũng là một trong các số liệu đáng lưu tâm, nhất là trong nhịp sống hiện đại đang ngày càng trôi nhanh và mỗi phút giây đều rất quý giá.Nếu tính thời gian trung bình một lần rửa bát bằng tay tốn 30 phút mỗi ngày, hai ngày một lần, trong một năm người dùng sẽ tốn khoảng 5.500 phút, tương đương 3 ngày 20 giờ chỉ để xử lý bát đĩa bẩn.
Chu trình hoạt động của máy rửa bát như sau: 
  • Xả nước vào
  • Làm nóng nước đến nhiệt độ thích hợp
  • Tự động mởi hộp đựng chất tẩy rửa vào thời điểm thích hợp
  • Phun nước thông qua hệ thống phun áp lực cao để làm sạch vết đồ ăn trên bát đĩa
  • Xả nước bẩn
  • Xịt thêm nước để tráng sạch bát đĩa
  • Xả nước bẩn một lần nữa
  • Tạo luồng khí nóng để làm khô bát đĩa
  • Yếu tố nhiệt độ làm nước nóng cực đại đến 150độ F( 70oC), hay nhiệt độ 140 độ F( 60oC).
  • Sau đó mát bơm đẩy nước lên hệ thống vòi phun. Ở đây nước được phun mạnh lên bề mặt bát đĩa bẩn. Nước phun ra mạnh cũng làm cho cánh tay phun xoay khiến bát đĩa sạch nhanh hơn.
  • Tốc độ phun nước cực mạnh của máy rửa bát
  • Sau quy trình phun xả làm sạch, nước được thoát xuống bồn đáy, ở đây máy bơm sẽ đẩy nước ra ngoài
  • Bước cuối cùng chu trình rửa là chu trình sấy khô. Bộ phận nhiệt dưới đáy của máy sẽ làm nóng luồng không khí bên trong giúp sấy khô bát đĩa. Khiến bát đĩa luôn khô ráo. Và sau khi bát đĩa rửa xong thì bạn có thể lấy ra sử dụng luôn, rất tiện dụng.
ĐIỆN MÁY NHÂN TÂM- WWW.MAYLANHCU.COM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét